Phân loại Ngữ hệ Nam Á

Diffloth (1974)

Phân loại ban đầu của Diffloth, nay đã bị chính Diffloth bác bỏ, được ghi lại trong Encyclopædia Britannica và—trừ nội nhóm Môn–Khmer Nam—Ethnologue.

Peiros (2004)

Phân loại của Peiros dùng phương pháp từ vựng thống kê, tức phân loại dựa trên phần trăm số từ vựng chung. Điều này có nghĩa là ngôn ngữ có thể "trông" xa biệt lẫn nhau hơn trên thực tế, và ngược lại, do sự tiếp xúc ngôn ngữ. Thực vậy, khi Sidwell (2009a) dựng lại nghiên cứu của Peiros nhưng với những ngôn ngữ đủ tài liệu để xác định từ mượn, kết quả thu được khác với bên dưới.

Diffloth (2005)

Sidwell (2009, 2011)

Paul SidwellRoger Blench đề xuất rằng ngữ hệ Nam Á đã lan rộng ra qua lưu vực sông Mê Kông.

Paul Sidwell (2009a) đưa ra một quan điểm thận trọng rằng mười ba phân nhánh Nam Á nên được xếp cách đều nhau, dựa trên hiểu biết hiện đại. Sidwell & Blench (2011) cho rằng sự tồn tại nhóm Khasi–Palaung là khá khả thi, và nhóm này lại nhiều khả năng gần gũi với ngữ chi Khơ Mú.[6] Sidwell & Blench suy đoán rằng có lẽ ngữ chi Khasi là một nhánh tách ra sớm, rồi lan về phía tây, của ngữ chi Palaung. Sidwell & Blench (2011) cho rằng tiếng Shompen là nhánh thứ mười bốn, và rằng giả thuyết Việt-Cơ Tu đáng được đào sâu thêm.

Nam Á: Môn–Khmer

Munda

 Khasi–Palaung 

Khasi

Palaung

Khơ Mú

Pakan (Mảng)

Việt

Cơ Tu

Ba Na

Khmer

Pear

Môn

Asli

Nicobar

?Shompen

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngữ hệ Nam Á http://people.anu.edu.au/~u9907217/languages/langu... http://www.brill.com/products/reference-work/handb... http://www.languagesgulper.com/eng/Austroasiatic.h... http://www.nature.com/articles/srep15486 http://adsabs.harvard.edu/abs/2015NatSR...515486Z //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3355372 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4611482 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20978040 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/26482917 http://rogerblench.info/Archaeology/SE%20Asia/SR09...